Hiện Việt Nam đã vươn lên là quốc gia xuất khẩu gỗ lớn của thế giới. Mỗi năm, Việt Nam sử dụng trên 21 triệu m3 gỗ, trong đó nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong năm 2015 là trên 7 triệu m3. Nguồn nguyên liệu chiếm từ 50 - 70% giá trị sản xuất sản phẩm gỗ, chính vì thế việc ưu tiên nguyên liệu cho sản xuất trong nước chính là cách giúp cho ngành gỗ tiết kiệm chi phí. Hiện nay, vùng rừng trồng phục vụ nhu cầu nguyên liệu của cả nước chủ yếu tập trung tại các tỉnh Tây Bắc, Tây nguyên và Trung bộ. Do vậy, tuy được mệnh danh là thủ phủ gỗ của cả nước nhưng Bình Dương vẫn lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu.
Tuy nhiên, sang năm 2016, nguồn nguyên liệu có thể được giải tỏa bớt áp lực. Tập đoàn Cao su Việt Nam dự kiến sẽ thanh lý khoảng 30.000 ha cao su hết thời gian khai thác mủ. Riêng tại Bình Dương, với diện tích cây cao su lớn cũng sẽ có thêm nguồn nguyên liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất. Nhìn xa hơn, việc “cởi trói” cây cao su sẽ giúp các huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng… có thêm thu nhập từ những cây cao su cho chất lượng và năng suất thấp, đồng thời hướng tới hình thành vùng nguyên liệu riêng biệt cho tỉnh nhà.
Một vấn đề mà các DN gỗ Hà Nội cần quan tâm chính là hàng rào kỹ thuật. Khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì hàng rào phi thuế quan là rào cản của các nước nhập khẩu gỗ trong việc bảo vệ thị trường nội địa. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, ngành gỗ Bình Dương vẫn tràn đầy tự tin trong năm 2016.
Nhìn toàn cục, có thể thấy năm Bính Thân 2016, ngành gỗ Việt Nam đứng trước cơ hội rất lớn. Tất cả điều kiện cần và đủ để nâng cao giá trị xuất khẩu gỗ đều đã được hội tụ. Bính Thân cầm tinh con khỉ, loài động vật ưa thích leo trèo trên cây. Nói năm 2016 là năm “vàng” của ngành gỗ cũng là có lý do của nó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét